khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

XÀ "G U Ầ N G" VỚI PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ ! -- Tác giả Cao Thoại Châu



Hình dáng nước ta như cái đòn gánh tức là nó dài và ốm. Chính do cái chỗ này mà về ngôn ngaữ ở hai đầu đòn gánh có những cái khác nhau về viết cũng như về phát âm, tuy tính thống nhất của tiếng Việt rất cao. Đó là phương ngữ thể hiện trong cả nói lẫn viết, và do có cơ duyên “sinh Bắc tử Nam” mà người viết hưởng được một số thú vị của sự so le phương ngữ hai miền…

Hồi mới vào Sài Gòn, năm 1954 tôi ở được tạm cư cùng với nhiều sinh viên học sinh di cư khác tại nơi là Nhà Hát thành phố bây giờ. Một hôm hai đàn anh sinh viên của tôi đánh nhau. Vỡ lẽ ra là do anh này gọi anh kia là “Anh hai” bắt chước người Nam bộ nhưng người được gọi vì mới làm dân Sài Gòn nên vẫn hiểu theo nghĩa ngoài ấy. “Ngoải ” dùng “Anh hai” để gọi người làm trong nhà (anh hai, chị vú, con sen) tức là phận thấp kém (!) và cái anh ấy nổi sùng lên và đánh nhau

Thời điểm tạm cư đó tôi có dịp lang thang vỉa hè và nghe cho thủng tiếng Nam bộ như ổng, ảnh, cẩu, bả…Nghe và tập “dịch” ra cho mình những từ hóc bà tó, láng coóng, láng te, khỉ khọm, trớt quớt, ăn (tài xế ăn bao nhiêu 1 cuốc xe) . Là kẻ thích ăn vặt nên tôi cứ vin vào quà vặt mà…học phương ngữ, thấy nó nhanh và rất hiệu quả! Hột dzịt lôộng, chè tú sọong, chè thưn, bò pía, bánh ngang bánh dọc…là những món ngoài Bắc không có nên cũng không có luôn tên gọi của chúng. Có điều là miền ngoài gọi con lợn nhưng lại bảo nói toạc móng heo, Nam bộ kêu con heo và chẳng hiểu thế nào lại làm ra thứ bánh ăn thật tuyệt là bánh da lợn?

Thật khó quên sự dị ứng khi mới chân ướt chân ráo vào Nam bộ mà nghe người ta mời “Mời xuống ghe chơi” bởi ngoài Bắc “ghe” là tiếng chỉ bộ phận sinh dục nữ chứ không dính gì đến phương tiện giao thông thủy bằng gỗ! Cũng có một chuyện vui là, hồi xưa ấy có một bà người miền Bắc mới vào Nam, ngày nọ bà bị táo bón nặng, bụng rắn như trái hưa hấu xanh. Đi một bác sĩ người miền Nam, bà được hỏi thời gian không đi cầu và ông bác sĩ hỏi thêm “Bà có hay địt không?”. Quá mắc cỡ vì tuổi đời cũng đâu còn ít, bà ỏn ẻn nói “Già rồi bác sĩ ơi…”. Ông bác sĩ cho mấy viên thuốc nói về uống và ráng…địt nhiều mau khỏi bệnh. Tối uống xong bà khều ông chồng già sức khỏe lệt bệt làm chuyện ấy, lòng tham của phụ nữ muốn mau khỏi bệnh táo bón đã khiến ông chồng nguyên ngày nằm như cái ruột xe xì hơi! Vậy mà cũng không thấy gì, lại tái khám, bác sĩ hỏi “Có địt nhiều không?”, người đàn bà nổi cáu trách ông thầy thuốc làm cho chồng già của mình có nguy cơ vào bệnh viện. Bấy giờ cả con bệnh lẫn thầy thuốc mới vỡ lẽ ra, may mà chưa quá muộn vì…cái phương ngữ kia!

Hồi học trung học bọn mấy đứa tôi hay đi coi phim ở rạp permanent Lê Lợi. Khỏi mua vé hết 10đ, chỉ cần tờ giấy 1 đồng bạc xé làm đôi, một đứa cầm nửa trên tay dúi cho ông Ấn Độ gác cửa là cả bọn lách vào rạp thoải mái! Thằng có tiền đã đành, mấy đứa ăn theo gọi là coi cọp dù chẳng hề có chúa sơn lâm trong việc này! Rồi có việc ghé sạp báo quen coi báo cọp tức là đưa 1đ coi hai, ba tờ vv và vv không hiều chữ “cọp” ở đây có nghĩa gì.

Cái độc đáo của phương ngữ Nam bộ là tính phóng khoáng đến bình dân mà không thiếu gay cấn cực kỳ của nó. Chuyện yêu đương cũng đổ nhà đổ cửa ấy vậy mà lại gọi bằng Mèo -Chuột vốn là hai con vật không sang cả, lại luôn tìm cách ăn nhau, trốn chạy nhau. Thời đại này trai gái nói lời tình với nhau thì dùng yêu, love nhưng ngay thời còn bé mới vào Sài Gòn tôi đã mong sẽ có ngày mình tìm được một người để nói “Hai à, tui thương Hai thiệt tình mà, láo trời đánh, xe cán đó Hai”, “Xạo hoài , ai mà tin nổi mấy người…”. Ấy vậy mà rồi chỉ cần “thương” cũng đủ làm cho Hai "bàn ngày mắc cỡ tối ở không dzề" để rồi xụt xịt ngày lên xe trâu băng đồng khô về nhà chồng! Thật tình mà nói, "thương" ngọt mà bền hơn "yêu", và trời xui khiến sao đó tôi lại xà "guầng" với cả hai tiếng ấy, thế mới...đổ nợ cho tôi!

Cung bậc cảm xúc éo le mùi mẫn, tiết tấu số phần, tình cảm không uốn lượn nhưng rất chân chất của người Nam bộ đã thể hiện trong một phương ngữ từng ấy màu sắc!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét